TheỹđẩymạnhhuấnluyệnUAVsẵnsàngchokiểuchiếntrườngmớbét tô veno tờBusiness Insider, cuộc xung đột Ukraine đã cho Mỹ thấy rõ giá trị của máy bay không người lái (UAV) cũng như việc giữ loại vũ khí này trong một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ khó khăn như thế nào.
Do đó, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch giao cho các hệ thống không người lái thêm nhiều nhiệm vụ. Trong các cuộc tập trận mới đây, các phi công Mỹ đã được huấn luyện cách sử dụng UAV cho các hoạt động khác nhau trong đa dạng môi trường chiến đấu.
Quan chức Lầu Năm Góc: Ukraine là "phòng thí nghiệm đối mới quân sự"
Huấn luyện trong môi trường khắc nghiệt
Trong một cuộc xung đột quy mô lớn với một đối thủ ngang hàng, các căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ và những căn cứ gần tiền tuyến có thể sẽ bị tấn công liên tục. Để đối phó với thách thức này, không quân Mỹ đang huấn luyện để phân tán lực lượng và khiến kẻ thù khó nhắm mục tiêu hơn.
Vào tháng 6, các phi công Mỹ đã lần đầu tiên hạ cánh một UAV MQ-9 Reaper trên đường đất. Việc thử nghiệm đã kiểm chứng khả năng hoạt động của máy bay trong môi trường khắc nghiệt.
Trong cuộc tập trận đó, MQ-9 đã mang thành công một số vật tư cho lực lượng mặt đất. Theo một sĩ quan tham gia cuộc diễn tập, MQ-9 có thể không mang theo nhiều đồ, nhưng nó có thể vận chuyển "những vật phẩm quan trọng đến những địa điểm khắc nghiệt".
Trong một cuộc tập trận khác vào tháng 7, Mỹ lần đầu tiên dựa vào liên lạc vệ tinh để vận hành MQ-9 Reaper.
Thông thường, UAV có bộ phận phóng và thu hồi, giám sát việc cất cánh và hạ cánh, cũng như bộ phận kiểm soát nhiệm vụ, vận hành máy bay, thường từ cách xa hàng trăm m.
Đối với cuộc tập trận tháng 7, được gọi là Grand Warrior, các phi công được giao trách nhiệm kiểm soát quy trình phóng và thu hồi, sau đó sử dụng liên lạc vệ tinh để triển khai hoạt động cất cánh và hạ cánh.
Những cuộc tập trận này phản ánh ý định của Không quân Mỹ trong việc sử dụng UAV với vai trò rộng hơn, trên khoảng cách xa hơn và từ nhiều căn cứ hơn. Tất cả đều phù hợp với ưu tiên của Mỹ là là chiến đấu linh hoạt nhằm giúp không quân có thể hoạt động an toàn hơn, tránh bị đối thủ theo dõi hoặc áp sát.
Lầu Năm Góc gặp khó?
Bên cạnh việc tăng cường huấn luyện, theo kế hoạch, Lầu Năm Góc cũng muốn mua hàng nghìn máy bay quân sự trong 2 năm tới. Các UAV này được kỳ vọng có thể bay tới mục tiêu, gây nhầm lẫn cho radar, áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương, bắn tên lửa và thu thập thông tin tình báo. Tuy nhiên, tờ The Wall Street Journal nhận định mong muốn chế tạo UAV một cách nhanh chóng và rẻ tiền đang là điều tương đối bất khả thi.
Việc sản xuất hàng loạt UAV lớn và nhỏ là rất quan trọng đối với kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm xây dựng kho vũ khí và đạn dược lớn để đề phòng Trung Quốc, quốc gia mà Bộ Quốc phòng mô tả là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính của Mỹ.
Mỹ học hỏi từ cuộc đấu "mèo đuổi chuột" tác chiến điện tử trong xung đột Ukraine
Tuy nhiên, mục tiêu của Lầu Năm Góc phải đối mặt với nhu cầu đang bùng nổ trên thị trường hàng không vũ trụ thương mại, dẫn đến tình trạng thiếu lao động lành nghề, nguyên liệu thô và các bộ phận như thiết bị điện tử tiên tiến. Cần lưu ý rằng năm ngoái, một trong những nhà cung cấp UAV chính của Mỹ, Shield AI, chỉ sản xuất 38 chiếc.
Ngoài ra, các chương trình quốc phòng hiện tại của Lầu Năm Góc cũng đang bị ảnh hưởng bởi những khó khăn trong chuỗi cung ứng. Tập đoàn Boeing (Mỹ) đã đổ lỗi cho sự thiếu hụt nhân viên và phụ tùng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ cho các chương trình sản xuất máy bay.